[XaBongTriLieu.com] Cây nhàu được dùng trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Nó có khả năng chữa nhức mỏi, cao huyết áp, dịu thần kinh, giúp dễ ngủ và điều hòa kinh nguyệt.
Từ lâu, nhân dân ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới như Campuchia, Philippin, Ấn Độ... đã biết sử dụng cây nhàu để làm thuốc. Nhàu là một trong số 300 vị thuốc Nam được Lương y Nguyễn An Cư, một thầy thuốc nổi tiếng của Nam bộ trước Cách mạng Tháng Tám, khuyến khích sử dụng xen kẽ với thuốc Bắc để tiết kiệm cho người bệnh. Giáo sư Đỗ Tất Lợ xếp nó vào danh mục những vị thuốc về huyết áp. Hiện nay, nhiều xí nghiệp dược trong nước cũng đã sản xuất thuốc viên và thuốc nước chiết xuất từ nhàu.
Dân gian thường dùng rễ nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng trái nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái nhàu chín để nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.
Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, chiết xuất từ rễ nhàu có tác dụng nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện. Sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc có ghi “rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, qua kinh nghiệm sử dụng riêng của tác giả hoặc dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ nhàu có 2 tác dụng đáng lưu ý: dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. Thuốc còn giúp hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp.
Nếu công phu hơn, có thể kết hợp với một số thuốc khác, bao gồm:
* Cách thực hiện:
* Cách dùng:
Lưu ý: Trong đơn thuốc này, bên cạnh rượu còn có một số thuốc có tính nhiệt khác như quế chi, vỏ quýt, thiên niên kiện nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, huyết áp cao hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
Dân gian thường dùng rễ nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng trái nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái nhàu chín để nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.
Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, chiết xuất từ rễ nhàu có tác dụng nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện. Sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc có ghi “rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, qua kinh nghiệm sử dụng riêng của tác giả hoặc dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ nhàu có 2 tác dụng đáng lưu ý: dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. Thuốc còn giúp hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp.
Không chỉ trên sách vở, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc gia truyền. Xin chia sẻ bài thuốc chữa phong thấp - đau lưng - nhức mỏi từ rễ nhàu:
Cách đơn giản nhất là dùng rễ nhàu xắt lát, phơi khô ngâm với rượu trắng loại tốt, mỗi ngày uống một ly nhỏ.
Nếu công phu hơn, có thể kết hợp với một số thuốc khác, bao gồm:
Rễ Nhàu 40g -Nghệ xanh 20g
Nghệ vàng 20g -Trái ô-môi 10g
Thiên niên kiện 20g -Vỏ quýt 20g
Quế chi 20g -Đỗ trọng 30g
Vòi voi 40g -Chùm gửi cây dâu 20g
Rượu nếp 0.2lít -Đường cát trắng 500g
* Cách thực hiện:
Cho tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp, ngâm trong 7 ngày.
Lọc kỹ bỏ xác.
Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường.
* Cách dùng:
Mỗi lần uống một ly nhỏ cở 30ml đến 40ml.
Ngày uống 2 lần.
Lưu ý: Trong đơn thuốc này, bên cạnh rượu còn có một số thuốc có tính nhiệt khác như quế chi, vỏ quýt, thiên niên kiện nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, huyết áp cao hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét