[XaBongTriLieu.com] Từ rất xa xưa, cha ông ta nhà đã biết sử dụng các bộ phận của cây nhàu làm thuốc, giúp cho kẻ đầu xanh cũng như người đầu bạc thêm vững gối, sáng trí đặc biệt là trái nhàu. Cách chế biến trái nhàu cũng rất phong phú như phơi khô sắc uống như nước trà, nấu ăn và đặc biệt, Trái nhàu ngâm đường phèn sẽ trở thành thứ xiro trị bệnh hữu hiệu. Công thức dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu một lọ xiro trái nhàu thơm ngon sẽ giúp những bạn chưa biết cách làm trái nhàu ngâm đường phèn, hấp dẫn nhé!
Công dụng quả nhàu hay trái nhàu ( noni) ướp đường có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Trái nhàu ngâm đường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, cao huyết áp. Ngoài ra quả nhàu ướp đường còn chữa đau lưng, xương khớp, gout, ho cảm, lỵ, viêm đại tràng, ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật …
Theo Đông y, trái nhàu có các công dụng trị bệnh như sau:
- Trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi xương khớp.
- Trị cao huyết áp, hạ huyết áp kéo dài.
- Tốt cho người tiểu đường : hạ đường huyết, họat huyết.
- Giảm căng thẳng, Êm dịu thần kinh, trị rối lọan tiêu hóa.
- Làm đẹp da, tóc; ngăn ngừa lão hóa.
- Giúp chuyển hóa tế bào ung thư vú ở phụ nữ, điều hòa kinh nguyệt.
Lợi tiểu, nhuận trường, nâng cao hệ miễn dịch, giải độc. - Quả nhàu ngâm đường
- Ăn quả nhàu ngâm đường có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ.
- Bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, nên với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường cũng không có hại gì vì quả nhàu có tác dụng nhuận trường nhẹ và lâu dài, sẽ giúp lợi đại tiện nên dần dần bệnh được cải thiện.
Thành phần trái nhàu ngâm đường:
- Quả nhàu tươi
- Đường trắng
- Quả nhàu ướp đường để ép lấy nước cốt nhàu.
Hướng dẫn ngâm và sử dụng trái nhàu ngâm đường
-Cho 1kg quả nhàu đã rửa sạch vào hũ, trộn đều với 300g đường cát rồi đậy kín, để khoảng 3 tuần là dùng được.
-Sau 3 tuần, lấy ra dùng rây tán nhuyễn, lọc lấy nước cốt, đựng trong lọ sạch, bảo quản cẩn thận để dùng dần. Nếu bảo quản ở tủ lạnh càng tốt, ngăn nấm mốc làm hỏng nước ép.
-Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng (thìa) canh, trước bữa ăn, với người đau bao tử nên uống sau khi ăn 15 phút.
-Hoặc có thể lấy cả cái ( xác) hòa với nước ấm cho vừa uống, ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
Nhàu tươi ngâm đường |
Trái nhàu non (hoặc rễ nhàu):
600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.
Trái nhàu già:
rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể.
Trái nhàu khô:
rửa sạch. Mỗi ngày dùng 20-30 gram sắc uống hằng ngày như uống trà. Hoặc dùng nhàu khô để ngâm rươu cứ 1kg nhàu ngâm với 2 lít rươu trắng, ngâm từ 30-45 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần mỗi lần 20-30ml (1 ly nhỏ).
→ Chống chỉ định và thận trọng khi dùng: Không dùng cho Trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú, người huyết áp thấp
Như vậy có thể sử dụng trái nhàu hàng ngày như một loại duợc liệu bồi bổ sức khỏe tăng cường khả năng đối phó với những căn bênh của thời đại.
Theo Lương y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog sức khỏe
→ Chống chỉ định và thận trọng khi dùng: Không dùng cho Trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú, người huyết áp thấp
Như vậy có thể sử dụng trái nhàu hàng ngày như một loại duợc liệu bồi bổ sức khỏe tăng cường khả năng đối phó với những căn bênh của thời đại.
Theo Lương y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog sức khỏe
0 nhận xét:
Đăng nhận xét